Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Sự thật kinh hoàng về ấm sắc thuốc mà bạn nên biết

Ấm sắc thuốc là một trong những dụng cụ quan trong để giúp bạn có một ly thuốc chất lượng thế nhưng có những điều mà bạn cần biết để tránh những sự cố có thể xảy ra trong quá trình sắc thuốc.

Sự thật kinh hoàng về ấm sắc thuốc mà bạn nên biết

Độc tố có thể sinh ra nếu bạn không lựa chọn được chiếc ấm sắc thuốc bắc an toàn

Thuốc sắc chiếm 99% trong quá trình chữa bệnh bằng đông y. Để có một chén thuốc chất lượng bạn phải bỏ ra không ít công sức.


Khi sắc thuốc tùy từng loại thuốc mà bạn lựa chọn dụng cụ sắc thuốc cho phù hợp và cách sắc thuốc bắc cũng khác nhau.

 Dựa vào tính chất ,công dụng của thuốc chúng ta có được thời gian sắc lâu hay mau; Thuốc thanh nhiệt - giải biểu chủ yếu là hoa, lá chúng ta sắc nhanh, lửa lớn; Thuốc bổ chúng ta sắc chậm, lửa liu riu.
- Do vậy, để sử dụng thuốc sắc một cách tốt nhất, xin giới thiệu cách sắc thuốc như sau:
Dụng cụ: nên dùng ấm đất (nồi - siêu đất nung), nồi thủy tinh, xoong tráng men, ấm điện sắc thuốc bắc tự động tắt.

- Không nên dùng nồi, ấm làm bằng kim loại (nhôm, gang, đồng…) để tránh sự biến chất của dược liệu, nước thuốc sắc.
*Lưu ý:  Thứ tự, thời gian sắc một số vị thuốc có khác nhau.
1-Các vị thuốc bổ : Đảng sâm, Hà thủ ô, Bạch truật, Thục địa…cần sắc lâu để ra hết hoạt chất. Các vị có độc tính như Phụ tử, Xạ can…ta sắc lâu độc tính sẽ giảm.
2-Các vị thuốc khoáng vật : Long cốt, Thach cao, Mai mực, Mẫu lệ…phải sắc trước để các hoạt chất hòa tan ra nước sắc.
 3-Các loại thuốc có tinh dầu: Bạc hà, Hương nhu, Hoắc hương, Tía tô, Mộc hương, nên cho vào ấm lúc sắc gần được thuốc rồi, đun sôi lại là tắt lửa để khỏi bay mất tinh dầu. (Khi gói thuốc người ta thường hay để riêng 1 góc hoặc gói nhỏ để riêng).
 4-Các loại thuốc quí: Nhân sâm, Tam thất…nên sắc riêng để tránh lãng phí do bị ngấm vào các vị thuốc khác.
 5-Loại thuốc có lông măng gây ho, kích thích niêm mạc họng : Lá nhót tây…khi sắc đựng trong túi vải.
 6-Loại thuốc dạng keo: A giao, cao Qui bản, cao Ban long…khi sắc được nước thuốc, gạn bỏ bã rồi mới cho vào đun sôi – khuấy đều cho tan, tránh lãng phí do bị ngấm vào các vị thuốc khác.
7-Một số vị thuốc có nguồn gốc từ khoáng vật: Chu sa, Thần sa (có hợp chất muối Thủy ngân) nếu cho vào ấm sắc, sẽ bị lắng xuống đáy,  khi đun nóng – nhiệt độ cao làm giải phóng kim loại Thủy ngân gây độc. Do đó phải uống riêng hay hòa tan với nước thuốc sắc khi đã nguội.
-Các loại cao lỏng có thể phối hợp hòa tan với nước thuốc sắc.
THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ LOẠI ẤM SẮC THUỐC BẮC CHÍNH HÃNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét